PEEL DA – PEEL DA LÀ GÌ – CÓ NÊN PEEL DA TẠI NHÀ

Da hằng ngày phải tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, tia nắng mặt trời,… khiến làn da thường gặp các vấn đề như nám, sạm da, mụn, không đều màu… Chính vì vậy mà chị em phụ nữ luôn tìm tòi những phương pháp làm đẹp mới. Một trong những phương pháp làm đẹp đang được ưa chuộng nhất hiện nay đó chính là Peel da.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất về peel da, peel da trị mụn hay peel da mặt nhé…đồng thời xem phương pháp này có tốt hay không và lợi ích của việc peel da là gì?

1.Phương pháp Peel da là gì?

Peel da hay còn gọi là lột da hóa học, là một phương pháp chăm sóc da, làm đẹp da bằng cách sử dụng các hợp chất hóa học cũng như trong tự nhiên để tác động lên bề mặt da, giúp loại bỏ đi những tế bào da chết, vi khuẩn gây hại và những lớp bụi bẩn nằm sâu dưới lỗ chân lông.

Peel da có tác dụng kích thích tế bào sừng cũ nhanh bong tróc, tái tạo làn da mới khỏe mạnh và sáng hơn, giảm bớt nếp nhăn.

Dựa vào chu kỳ sinh học thay da của con người, các tế bào da cũ, da bị tổn thương sẽ được thay thế bằng các tế bào da mới sau khoảng 28 ngày. Chính vì thế, bản chất của phương pháp peel da chính là sử dụng các hoạt chất hóa học nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới, loại bỏ đi những tế bào da cũ.

Phương pháp peel da này khá an toàn nên được sử dụng rất rộng rãi. Quá trình điều trị sẽ không để lại nhiều kích ứng, không gây ngứa rát và không mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần biết cách chăm sóc đúng cách, da của bạn sẽ nhanh chóng rạng ngời và khỏe mạnh lên trông thấy. Nhưng vì phương pháp này phải sử dụng các tinh chất hóa học nên bắt buộc đòi hỏi người thực hiện phải có những kinh nghiệm và kiến thức nhất định để đem lại kết quả như mong muốn.

2.Những loại hóa chất nào được phép sử dụng trong peel da

Peel da được phép sử dụng những loại hóa chất nào là điều thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi mới bắt đầu tiếp cận với phương pháp làm đẹp này. Bởi da mặt là vùng da có độ nhạy cảm rất cao, nếu như không cẩn thận, không biết cách sử dụng những loại hóa chất làm đẹp không phù hợp có thể để lại kích ứng, làm da bị tổn thương và khó khắc phục.

Người ta thường sử dụng các dung dịch axit để tẩy tế bào chết, làm sạch và nuôi dưỡng làn da thông qua việc thúc đẩy các nguyên bào sợi, glucosaminoglicans, tái tạo chất collagen và elastin. Peel da có thể sử dụng đa chất hoặc đơn chất để làm tăng tác dụng đối với một số bệnh trên da khác nhau. Tuy nhiên, các loại axit thường được sử dụng nhiều nhất trong phương pháp này thường là:

AHA (Alpha Hydroxy Acid): Đây là một trong nhóm các axit gốc nước tự nhiên, được chiết xuất từ thực phẩm. AHA có rất nhiều công dụng khác nhau như làm sạch các tế bào chết, hỗ trợ điều trị vết nám, tàn nhang, không những thế còn làm sáng da, trị vết thâm do sẹo, mụn để lại. Chính vì vậy, AHA thường được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da.

BHA ( Salicylic Acid): hay còn được gọi là Beta Hydroxyl Acid, đây là một dạng axit gốc dầu. Bởi đặc tính gốc dầu nên trong công nghệ làm đẹp BHA dễ dàng xuyên qua các lỗ chân lông, lấy đi các tế bào chết, loại bỏ bã nhờn bị tắc nghẽn và kiểm soát lượng dầu tiết ra trên da.

Retinol: Là dẫn xuất Vitamin A, giúp hỗ trợ điều trị mụn, giảm lượng dầu nhờn, giúp trẻ hóa làn da, se khít lỗ chân lông.

Jessner: Là sự kết hợp giữa Beta Hydroxies, Alpha và Resorcinol, đạt hiệu quả cao trong việc điều trị mụn.

3.Các cấp độ của peel da

Mặc dù là một phương pháp làm đẹp đang rất được chị em ưa chuộng, nhưng trước khi áp dụng phương pháp này thì bạn cũng nên hiểu rõ về nó bởi peel da có nhiều cấp độ, tương ứng với nhiều loại da có mức độ hư tổn khác nhau. Phương pháp peel da hóa học có 3 cấp độ:

3.1 Peel nông (Lột da bề mặt)

Đây là cấp độ nhẹ nhàng nhất trong phương pháp peel da hóa học. Phương pháp này tác động trực tiếp vào lớp trên cùng của biểu bì giúp mang đi những tế bào da chết. Cấp độ này có ưu điểm là không gây đau nhưng cũng đem lại hiệu quả không cao vì nó chỉ là lấy đi những tế bào chết trên da.

Tuy nhiên, đối với những làn da bị mụn nó lại đem lại kết quả rất tốt bởi hiệu quả làm khô và lấy sạch đi các nhân mụn, hỗ trợ làm lành vết thương do mụn để lại.

Đối với cấp độ này, bạn có thể tự làm tại nhà bằng cách sử dụng các loại peel da hóa học của các hãng uy tín đang được bày bán trên thị trường.

3.2 Peel trung (Lột da trung bình)

Đối với cấp độ này các hoạt chất sẽ tan nhanh và thẩm thấu vào các lớp biểu bì sâu nhất trên da, hỗ trợ điều trị các vết thâm nhẹ, làm liền các vết nhăn, làm da đều màu.

Ở cấp độ này có thể gây bỏng da, chính vì vậy nên cần phải làm lạnh hoặc gây tê trước khi bắt đầu thực hiện. Cấp độ này bạn hoàn toàn không thể tự làm ở nhà mà phải đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín để được kịp thời hỗ trợ.

3.3 Peel sâu (Lột da sâu)

Đây là phương pháp tác động vào hạ bì của da nên cách thực hiện vô cùng phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có những kiến thức chuyên môn cao như chuyên gia thẩm mỹ, bác sĩ da liễu mới có thể thực hiện được.

Cũng bởi khả năng can thiệp và tác động sâu nên phương pháp này có thể loại bỏ đi những vết lão hóa trên da, giúp cải thiện làn da luôn căng tràn sức sống, trẻ khỏe.

Tóm lại, tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người mà chị em sẽ có sự lựa chọn những cấp độ peel da khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng phương pháp làm đẹp này thì tốt hơn hết bạn nên đến bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn rõ hơn.

4.Ưu và nhược điểm của phương pháp Peel da

4.1 Ưu điểm

Hỗ trợ điều trị các vấn đề trên da: Peel da giúp làm cải thiện những vấn đề trên da như tiêu diệt vi khuẩn gây hại, loại bỏ mụn, ngăn ngừa các vết mụn quay trở lại, làm mờ các vết thâm, sẹo do mụn để lại, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, nâng tone da, giúp đem lại một làn da căng mướt, rạng ngời.

Liệu trình điều trị với thời gian ngắn: so với những phương pháp trị mụn thông thường, phương pháp này có thời gian điều trị nhanh hơn. Bạn chỉ cần thực hiện peel da từ 2 đến 7 lần tùy tình trạng da sẽ mang hiệu quả. Hơn nữa thời gian phục hồi da khá nhanh: từ 7 đến 10 ngày là bạn có thể sử dụng mỹ phẩm một cách bình thường. Tuy nhiên thời gian để làn da được phục hồi hoàn toàn còn tùy vào sự cẩn thận và sức khỏe cơ địa da của bạn, lâu nhất có thể lên đến hai tháng.

Không gây đau rát: Phương pháp Peel da hoàn toàn sử dụng các hợp chất được chiết xuất từ thiên nhiên nên vô cùng lành tính cho làn da và vô cùng an toàn. Có thể bạn sẽ có cảm giác như hơi châm chích khi bắt đầu đưa hoạt chất vào da. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau 5 -10 phút nên bạn không cần lo lắng nhiều về điều đó. Nếu vùng da hơi sưng đỏ, bạn cũng có thể chườm đá để làn da được làm dịu lại.

Mang lại hiệu quả lâu dài: Sau khi quá trình peel da kết thúc, bạn nên kết hợp với chế độ chăm sóc da một cách khoa học sẽ giúp duy trì được một làn da trắng đẹp, mịn màng. Có nghĩa là bạn hoàn toàn không cần phải phụ thuộc vào phương pháp này để giữ được một làn da đẹp.

4.2 Nhược điểm

Nếu không am hiểu cũng như không có kiến thức có thể bạn sẽ lựa chọn nhầm những sản phẩm peel da không phù hợp hoặc đến những cơ sở là đẹp kém uy tín làm cho làn da của bạn tồi tệ hơn lúc ban đầu.

Việc chăm sóc da sau khi peel cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của phương pháp này.

Vì chi phí khá rẻ nên dễ gây nghiện đối với một số chị em.

5.Quy trình thực hiện Peel da

5. 1 Quy trình Peel da tại cơ sở da liễu

Những bước này nhìn chung bao gồm:

Bước 1:

Tiến hành tẩy trang và rửa mặt

Đây là việc làm tuy đơn giản nhưng giúp loại bỏ được lớp bụi bẩn và bã nhờn trên da, là tiền đề giúp da hấp thu được những dưỡng chất một cách tốt nhất.

Bước 2:

Sát khuẩn trên da

Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ quét một lớp dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt đi những vi khuẩn còn sót lại trên da. Bước này giúp bạn sở hữu làn da sạch khuẩn trước khi bắt đầu peel, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Bước 3:

Bắt đầu Peel da

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành thoa một lớp axit peel lên bề mặt da đã được làm sạch trước đó. Tùy theo nhu cầu và tình trạng của bạn, các chuyên gia sẽ lựa chọn những dung dịch peel da sao cho phù hợp nhất.

Bước 4:

Làm dịu da

Phun oxy tươi và dung dịch làm dịu da giúp làm giảm đi cảm giác châm chích và nóng rát trong quá trình peel da.

Bước 5:

Tiến hành đắp mặt nạ tế bào gốc

Bạn được đắp mặt nạ tế bào gốc trong vòng khoảng 10 phút để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho da. Bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng xanh để làm dịu da tốt nhất.

5.2 Quy trình tự thực hiện Peel da tại nhà

Với việc tự peel da tại nhà, bạn chỉ nên tiến hành khi da mình được khỏe nhất và hoàn toàn không có mụn viêm, vết sưng đỏ, chảy máu. Trước khi bắt đầu peel, bạn hãy dùng một ít axit lên tay và bắt đầu chờ đợi. Nếu da không bị kích ứng, bạn hãy an tâm thực hiện. Đảm bảo rằng bạn dung dịch peel phải được mua tại nhà thuốc hoặc các cơ sở da liễu uy tín nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Điểm khác biệt khi tự lột da hóa học tại nhà là bạn chỉ nên sử dụng AHA, BHA. TCA và Retinol được các bác sĩ da liễu thực hiện vì hai hoạt chất này có tác động sâu hơn, nếu không biết cách hoặc không cẩn thận rất dễ gây ra tác động xấu đến da. Ngoài ra, bạn cũng có thể peel da bằng các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải dùng đến những axit chuyên dụng.

Cách thực hiện và công thức peel da tại nhà với những nguyên liệu thiên nhiên và vô cùng đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

1 thìa cà phê nguyên chất giấm táo hữu cơ.

1 thìa sốt táo.

Cách thức thực hiện:

Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau lại và thoa lên da, sau đó để yên trong vòng 15 phút và rửa mặt lại với nước sạch.

Lưu ý nước rửa mặt phải là nước mát. Phương pháp lột da hóa học tại nhà này khuyến cáo sử dụng cách nhau ít nhất là 10 ngày/lần để tránh làm da bị bào mòn và yếu đi.

6.Những lưu ý khi Peel da

Trước khi Peel da bạn hãy nên tìm hiểu tình trạng da của mình để lựa chọn cách peel cho phù hợp.

Cần đảm bảo rằng da mình không bị dị ứng với các thành phần hóa học dùng để peel da. Nên thử dùng các sản phẩm có thành phần chứa các axit chuyên dùng để peel da như BHA và AHA một thời gian để xem làn da có bị kích ứng gì hay không rồi mới tiếp tục thực hiện phương pháp peel da hóa học.

Tần suất Peel da được khuyến cáo chỉ nên dùng với 2 lần/ tuần, không nên lạm dụng quá nhiều khiến da bị bào mòn vì chưa kịp tái tạo lớp tế bào da mới.

Đảm bảo rằng da được làm sạch trước khi peel da. Tốt nhất là bạn nên dùng máy rửa mặt để da mặt được làm sạch tốt hơn.

Một số trường hợp sau khi peel da có thể để lại nhưng bớp da khô bong tróc trong vài ngày đầu nhưng bạn tuyệt đối không được tự ý cạy, gỡ lớp da này vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến lớp da non, thậm chí là ảnh hưởng đến sức đề kháng của da.

Trong 3 đến 5 ngày đầu tiên sau khi peel da chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da, không nên sử dụng sữa rửa để tránh làm da mặt bị tổn.

Tuyệt đối không dùng tay chạm lên mặt sau khi peel da vì rất dễ gây nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.

Sau khi peel da, làn da mới còn đang rất nhạy cảm, nên bạn cần tăng cường chăm sóc da hơn như dùng kem dưỡng, kem chống nắng, xịt khoáng, hạn chế trang điểm để hiệu quả peel da được tốt hơn.

Cần bổ sung protein và đạm, ăn nhiều hoa quả, trái cây và uống nhiều nước.

7.Kết

Trên đây là bài viết về peel da đã mang lại một số kiến thức nhất định về peel da là gì? Peel da có tốt hay không? Hy vọng sẽ đem đến cho chị em phụ nữ thêm những thông tin bổ ích về phương pháp làm đẹp đơn giản, giá tiền phải chăng nhưng đem lại hiệu quả vô cùng lớn này.



source https://muahangvietmy.com/peel-da/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

REVIEW 4 Loại kem chống nắng Anessa cho da khô

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Mua Hàng Trên SEPHORA A-Z

Điêu Khắc Chân Mày 6D Giá Bao Nhiêu & Ưu Nhược Điểm